Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Cơ sở pháp lý về thành lập hộ kinh doanh cá thể

Những cơ sở pháp lý quan trọng liên quan đến điều kiện, hồ sơ và thủ tục xin giấy phép kinh doanh hộ cá thể, chúng ta có thể tham khảo: 

  • Thứ nhất là Luật doanh nghiệp được ban hành vào năm 2020.
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp.

Theo quy định, hộ kinh doanh cá thể là gì?

Nghị định 01/2021/NĐ-CP tại Điều 79 về đăng ký doanh nghiệp đưa ra định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể. Cụ thể như sau: 

  • Hộ kinh doanh là mô hình được đăng ký bởi một cá nhân, hộ gia đình hay nhóm người là công dân Việt Nam.
  • Đăng ký tại một địa điểm kinh doanh duy nhất.
  • Hộ cá thể không có con dấu và không có tư cách pháp nhân. Vì thế, chủ hộ hay nhóm cá nhân đăng ký hộ cá thể phải chịu trách nhiệm với tất cả tài sản của mình với hoạt động kinh doanh.

Ai có quyền đăng ký hộ kinh doanh cá thể 

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, người có quyền thực hiện thủ tục làm giấy phép kinh doanh hộ cá thể là:

Các cá nhân là công dân hợp pháp Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, đáp ứng đủ năng lực pháp luật và khả năng trách nhiệm về hành vi dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh. 

Hướng dẫn soạn thảo hồ sơ – làm thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể 

Hồ sơ cần soạn thảo để thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh hộ cá thể bao gồm các thành phần sau:

  • Văn bản đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể, theo mẫu ban hành.
  • Bản sao một trong các giấy tờ cá nhân hợp lệ của chủ hộ kinh doanh.
  • Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh. Chẳng hạn như hợp đồng thuê nhà, mượn nhà hoặc sổ đỏ trong trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh.

Trường hợp hộ kinh doanh gồm nhiều thành viên tham gia góp vốn, thì cần bổ sung các giấy tờ sau:

  • Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ cá nhân hợp lệ của thành viên.
  • Bản sao biên bản họp thống nhất thành lập hộ kinh doanh của các thành viên.
  • Bản sao hợp lệ giấy ủy quyền cho một thành viên làm chủ hộ của các thành viên khác. 
  • Văn bản ủy quyền của hộ kinh doanh cho cá nhân đi nộp hồ sơ.
  • Và các văn bản khác theo quy định đối với các trường hợp đặc biệt. 

Những yêu cầu điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh hộ cá thể 

Để được cấp giấy phép kinh doanh hộ cá thể, hộ kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện sau đây: 

  • Ngành nghề hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh không thuộc các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh.
  • Tên của hộ kinh doanh được lựa chọn đăng ký tuân thủ theo những quy định của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP tại Điều 88.
  • Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể được soạn thảo đầy đủ và trình bày hợp lệ.
  • Lệ phí đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể thực hiện theo quy định.

Đăng ký xin cấp giấy phép kinh doanh hộ cá thể ở đâu? 

Hồ sơ làm giấy phép kinh doanh hộ cá thể được nộp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Cơ quan chức năng này trực thuộc UBND cấp quận/ huyện, nơi hộ kinh doanh đăng ký địa điểm thực hiện kinh doanh.

Bên cạnh hình thức nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan, thủ tục đăng ký có thể được thực hiện trực tuyến tại trang web dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố. 

Thủ tục đăng ký làm giấy phép kinh doanh hộ cá thể 

Bước 1. Chuẩn bị thông tin thành lập hộ kinh doanh cá thể

Bước đầu tiên trong thủ tục xin giấy phép kinh doanh hộ cá thể là chuẩn bị những thông tin và giấy tờ cần thiết liên quan đến việc đăng ký hộ kinh doanh. 

Bước 2. Soạn thảo hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể 

Tiếp đến, dựa trên những thông tin quan trọng, chúng ta tiến hành soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh hộ cá thể. Đây là bước khá quan trọng quyết định đến tính hiệu quả và thành công của các bước tiếp theo. Vì thế, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thành phần hồ sơ theo yêu cầu và nội dung trình bày hợp lệ. 

Nếu đăng ký dịch vụ làm giấy phép kinh doanh hộ cá thể tại chúng tôi, bạn chỉ cần cung cấp một số thông tin cơ bản. Chúng tôi sẽ soạn thảo hồ sơ giúp khách hàng nhanh chóng và đúng quy định.  

Bước 3. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan chức năng 

Sau khi hồ sơ được chuẩn bị, bạn thực hiện nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh hộ cá thể tại cơ quan chức năng. 

Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan chức năng sẽ trao giấy biên nhận cho người nộp. Nếu hồ sơ không hợp lệ, bạn sẽ nhận được văn bản thông báo điều chỉnh, bổ sung trong thời gian là ba ngày làm việc.

Bước 4. Nhận kết quả đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ tiến hành thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh hộ cá thể. Căn cứ vào thời gian hẹn trên giấy biên nhận, bạn sẽ đến để nhận kết quả. 

Những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục đăng ký giấy phép hộ kinh doanh 

Thủ tục làm giấy phép kinh doanh hộ cá thể khá đơn giản và dễ dàng nhưng gặp ít nhiều những cản trở nhất định vì mỗi nơi thực hiện khác nhau. 

Lưu ý về đối tượng đăng ký hộ kinh doanh 

Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định tại Điều 79, đối tượng được quyền đăng ký hộ kinh doanh là cá nhân là công dân Việt Nam có độ tuổi từ 18 tuổi, với đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

Một người chỉ được phép đứng tên đăng ký một hộ kinh doanh cá thể duy nhất trên phạm vi cả nước. 

Lưu ý về quy định đặt tên hộ kinh doanh

Tương tự như quy định đối với đăng ký doanh nghiệp, việc đặt tên hộ kinh doanh cần thực hiện:

  • Tên hộ kinh doanh gồm 2 thành phần chính là Hộ kinh doanh + Tên riêng.
  • Tên của hộ kinh doanh không được phép trùng lặp với tên của các hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện/ quận.
  • Không đặt tên hộ kinh doanh bằng tên tiếng Anh. Nếu dùng thì cần đảm bảo có dấu chấm giữa các ký tự.

Lưu ý về việc đăng ký địa điểm kinh doanh

Địa điểm đăng ký kinh doanh của hộ cá thể là nơi thực hiện các hoạt động kinh doanh. Mỗi hộ kinh doanh có thể kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng chỉ được đăng ký một địa điểm kinh doanh duy nhất và phải thông báo cho các Cơ quan nhà nước có liên quan.

Lưu ý liên quan đến vốn điều lệ đối với hộ cá thể

Hiện nay, Nhà nước không quy định về số vốn tối thiểu hay tối đa khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Vì vậy, chủ hộ có thể đăng ký số vốn điều lệ bao nhiêu là tùy thuộc nhu cầu, mục đích và phạm vi hoạt động kinh doanh. 

Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là hộ kinh doanh chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động kinh doanh dựa trên tất cả tài sản của mình. Khi đăng ký hộ kinh doanh, chủ hộ cần cân nhắc về những rủi ro sau này. 

Mức vốn điều lệ đăng ký không nên quá thấp cũng không nên quá cao. Cơ quan thuế sẽ tính thuế khoán hàng tháng cho hộ kinh doanh dựa trên:

  • Mức vốn điều lệ đăng ký cao hay thấp.
  • Địa điểm kinh doanh thuộc khu vực có địa thế thuận lợi, sầm uất, mặt tiền hay trong hẻm.
  • Khả năng tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ của hộ kinh doanh như thế nào.

Lưu ý về số lượng nhân công lao động được sử dụng của hộ kinh doanh

Theo quy định trước đây, số lượng lao động tối đa mà hộ kinh doanh cá thể được phép sử dụng là 9 lao động. Tuy nhiên, với Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh không còn bị giới hạn số lượng lao động nữa. 

Lưu ý khi đăng ký ngành nghề kinh doanh hộ cá thể

Hộ kinh doanh cá thể cần phải đăng ký ngành nghề kinh doanh pháp luật không cấm và chúng được thể hiện trên tờ khai. 

Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, hộ kinh doanh phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện quy định để được kinh doanh hợp pháp.

Leave Comments

0986 982 091
0986982091